Khám phá Noto, bộ font chữ Google tạo ra hỗ trợ đến 800 ngôn ngữ khác nhau
Bộ font chữ này không chỉ giúp cho các sản phẩm của công ty mở rộng khả năng hoạt động, mà còn giúp những ngôn ngữ hiếm người dùng hiển thị tốt hơn trên máy tính.
Một điều thú vị sẽ xảy ra khi máy tính hay điện thoại của bạn không thể hiển thị một nét chữ (font) nào đó: Một hình chữ nhật rỗng sẽ thay thế cho nét chữ mà máy tính không có. Hình hộp nhỏ này được gọi là .notdef, hay “không xác định” trong tiếng lóng của dân lập trình, nhưng mọi người thường gọi nó là tofu hay “đậu phụ”.
Trong khi đó, Bob Jung ghét đậu phụ. Sự thù ghét của ông với với nó bắt đầu từ những năm 1980, khi ông sở hữu một chiếc máy tính Mỹ ở Tokyo. “Trong những ngày đó, nếu bạn mua một chiếc máy tính Mỹ, bạn sẽ không có nét chữ ở bất kỳ ngôn ngữ nào khác.” Ông cho biết. “Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên phải ăn đậu phụ.”
Giờ ông đang dẫn dắt bộ phận Quốc tế hóa của Google, để đảm bảo các sản phẩm của công ty có thể hoạt động ở mọi nơi. Nhóm của ông dành ra 6 năm để làm việc với các nhà thiết kế tại Monotype nhằm loại bỏ hình đậu phụ khỏi các thiết bị của Google bằng một bộ nét chữ (font) gắn kết với nhau cho nhiều loại ngôn ngữ, được gọi là Noto (viết tắt của “No more tofu” – không còn đậu phụ).
Noto, một trong các đại gia đình chữ in máy với quy mô rộng nhất từng được tạo ra, khi nó hỗ trợ đến 800 ngôn ngữ, 100 loại chữ viết (script) trong 8 kiểu đậm nhạt khác nhau, vô số các ký tự đặc biệt, và hoàn toàn không có đậu phụ.
Noto giải quyết một vấn đề hữu ích quan trọng mà phần lớn mọi người thậm chí còn không biết nó tồn tại. Khi bạn viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Trung phổ thông, hay tiếng Nga, bạn hiếm khi phải thấy những miếng đậu phụ. Những ngôn ngữ như vậy được hỗ trợ bởi Unicode, tổ chức này phê duyệt các emoji (biểu tượng cảm xúc) và duy trì các phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế hóa, và vì vậy thiết bị của bạn cũng sẽ được hỗ trợ.
Nhưng mọi người đọc và viết bằng hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Đến gần đây, Unicode mới phê duyệt tiếng Tibetan (Tây Tạng), cũng như tiếng Armenian. Vẫn còn rất nhiều ngôn ngữ khác đang đợi được phê duyệt. Nếu những ngôn ngữ ít phổ biến này cần có một kiểu chữ (typeface) kỹ thuật số, nó có thể không được xem xét đến, bởi vì “một số khu vực trên thế giới có truyền thống về tạo chữ in máy (typographic) phong phú hơn những khu vực khác.” Steve Matteson, giám đốc sáng tạo của Monotype cho biết.
Steve Matteson là người dẫn dắt hàng trăm nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, và các nhà ngôn ngữ học, để mang lại cho mỗi chữ viết tương thích với Unicode một nét chữ (font), và đảm bảo những nét chữ này sẽ như một phần trong cùng một đại gia đình chữ in máy.
Trước đây, các nền tảng thường cấp phép những nét chữ theo từng loại chữ viết khác nhau, (vì một loại chữ viết có thể dùng cho một số ngôn ngữ – ví dụ, tiếng Anh, tiếng Iceland và tiếng Hà Lan chỉ là 3 trong số hàng chục ngôn ngữ dựa trên chữ viết Latin). Vì vậy, họ sẽ mua một loại cho các chữ viết Latin như tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp, một loại chữ viết khác của ngôn ngữ Arabic, và một loại chữ viết khác nữa cho tiếng Nhật hay Trung Quốc.
“Bạn sẽ nhận được một mớ hỗn độn các nét chữ khác nhau.” Jung cho biết. “Đó là lời phàn nàn mà chúng tôi thường nhận được – các nét chữ trông không đẹp khi bạn kết hợp nhiều loại ngôn ngữ với nhau.” Việc phát triển một kiểu chữ cho 800 ngôn ngữ, cho dù gắn kết với nhau, nhưng nếu không tạo ra sự trân trọng với di sản văn hóa của mỗi ngôn ngữ đó, nó sẽ tạo ra sự căng thẳng vốn có.
Và vì vậy, việc làm cho những nét chữ đó có những phong cách “không thể nhầm lẫn của Google” là điều gần như không thể. Ví dụ, đường nét trong chữ viết Tây Tạng mang nặng kiểu viết chữ đẹp truyền thống, trong khi tiếng Anh nhiều nét thẳng và mang tính hình học hơn.
Kiểu chữ Tây Tạng với đường nét như lối viết chữ đẹp truyền thống.
Kiểu chữ Arabic thường viết đậm các nét theo hướng từ trái sang phải, trong khi các chữ cái tiếng Pháp lại thường viết đậm ở các nét sổ dọc trong chữ. Một vài nét chữ khác, như Runic, có quá ít người biết đến nỗi những người làm chữ in tại Monotype phải tự thiết kế kiểu chữ đó từ việc khắc theo cảm hứng.
Kiểu chữ Arabic với nét đậm từ trái sang phải, và kiểu chữ tiếng Pháp với nét đậm từ trên xuống dưới.
Mục tiêu là tạo ra một đại gia đình các nét chữ, ít nhất cũng có thể cho thấy mối quan hệ với nhau. “Chúng tôi muốn làm nó sao cho khi mọi người thay đổi các thiết lập ngôn ngữ của mình, họ sẽ không thấy giống như mình đang sử dụng một nền tảng hoàn toàn khác biệt.” Matteson cho biết.
Ông thiết kế Noto hiện đại nhưng vẫn thân thiện, với các nét cong mở, đuôi chữ mềm mại và nét bút như lối viết chữ đẹp từ thế kỷ thứ 5. Ông cũng tránh làm Noto trở nên quá đơn giản khô khan, khi phần lớn các hình dáng sẽ không thể hiển thị một cách đẹp đẽ khi chuyển sang một ngôn ngữ khác. “Không dễ để thể hiện những ngôn ngữ có chữ viết đẹp như tiếng Tây Tạng dưới mô hình kiểu chữ Futura, vốn chỉ gồm các vòng tròn và đường thẳng.” ông cho biết.
Bạn sẽ thấy một số hình dạng chung xuất hiện phổ biến giữa các nét chữ trong đại gia đình Noto. Mọi nét chữ đều có một nét đậm tương tự nhau, tạo nên một sự liên tục giữa các chữ. Và cho dù không phải mọi ngôn ngữ đều dựa trên đường cơ sở (baseline) và đường đỉnh (cap-line) tương tự nhau (ví dụ, các chữ cái trong ngôn ngữ châu Á có xu hướng cao hơn so với các chữ cái tương tự trong ngôn ngữ Latin), chúng đứng thành hàng với nhau để tạo nên một đường tưởng tượng có thể chia đôi các chữ cái Latin.
Những chi tiết được tinh chỉnh cẩn thận này là những điều làm nỗ lực của Noto trở nên rất ấn tượng. Đây không phải lần đầu tiên phần lớn các ngôn ngữ này có cùng một kiểu chữ, nhưng đây là lần đầu tiên chúng được gắn kết với nhau trong một ngôn ngữ thị giác.
CÙNG KHÁM PHÁ NOTO TẠI ĐÂY!
Theo Wired