[Toihocdohoa.com] Typography – Phần 4: Các họ cơ bản của Type-face

Bạn có gặp khó khăn khi lựa chọn font chữ ? Làm thế nào để tìm kiếm được font chữ trong một bức ảnh hay một thiết kế trước đó mà không có file gốc. Trong lúc bạn đang suy nghĩ về google thì mình có một giải pháp giúp bạn đây…


Chắc hẳn bạn đã biết type-face là gì qua bài viết trước. Bài này chúng ta sẽ đi đến việc phân loại các họ type-face cơ bản. Cách-phân-loại-theo-thời-kỳ này dựa trên hệ thống VOX xuất bản 1954 và vẫn được chấp nhận cho đến ngày nay. Chỉ cần nắm rõ những phân loại này, mình tin rằng rằng bạn sẽ khám phá ra một bí mật.

1. FONT SERIF/CHỮ CÓ CHÂN

A. OLD STYLE

Thể loại này bao gồm các ký tự nguyên bản tạo trong khoảng cuối thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 18.

  • Contrast: độ tương phản dày-mỏng của nét chữ ở mức vừa phải.
  • Serif luôn đi kèm bracket, đầu của serif hơi cong, bracket cũng thường là đường cong.
  • Axis: một vài phiên bản được nhận biết bởi chữ hướng nghiên của ký tự e thường (lowcase)

B. TRANSITIONAL SERIFS

Thời gian xuất hiện: xuất hiện giữ thế kỷ 18. Type-face này đại diện cho sự chuyển tiếp giữa old-style với neoclassical, nó mang một số đặc điểm kết hợp của cả hai thể loại.

  • Contrast: mạnh hơn font Old-style một chút
  • Serif: tương tự như Old-style, đầu serif rõ ràng vuông vắn hơn nhờ sự phát triển của công nghệ in ấn.
  • Axis: luôn thẳng đứng

 C. NEOCLASSICAL & DIDONE SERIFS

Thời gian xuất hiện: cuối thể kỷ 18. Lần đầu ra mắt, giới thiết kế thường gọi là font “classical”. Mãi đến thế kỷ 20, kiểu font này mới được phân loại thành Neoclassical và Didone Serifs. Kiểu chữ này tại cảm giác trang trọng, lịch sự và rõ ràng.

  • Contrast: mạnh
  • Axis: thẳng đứng
  • Bracket: không có hoặc rất nhỏ
  • Terminal: hình tròn (hầu hết) thay vì nét vẩy của bút lông

D. SLAB SERIFS

Sàn serif trở nên phổ biến trong thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của công nghiệp quảng cáo. Đối với nhiều người, kiểu slab-serif chỉ là sans-serif được chỉnh weight độ dày serif bằng với weight của stroke.

  • Contrast: yếu
  • Serif: dày, nặng và dày bằng bề dày của stroke.
  • Bracket: nhỏ (hoặc không có)

E. CLARENDON SERIFS

Kiểu Clarendon này bao gồm tất cả các type-face sau sự xuất hiện của Clarendon vào khoảng giữa thế kỷ 19.

  • Contrast nhẹ, mạnh dần lên ở các type-face sau-cùng thời.
  • Serif ngắn hơn mức trung bình, và cũng dài hơn ở các type-face được thiết kế sau-cùng thời.
  • Bracket thường rất nhỏ

F. GLYPHIC SERIFS

Type-face trong thể loại này có xụ hướng bắt chước các vết khắc trên đá. Trong một số hệ thống phân loại thì Glyphic được chia làm 2 nhánh con là “glyphic” and “latin”. Ở kiểu latin thì các bạn sẽ thấy serif là các hình tam giác.

  • Contrast rất yếu, thường khó nhìn ra bằng mắt.
  • Axis thẳng đứng
  • Serif hình tam giác, hoặc là một vạt nhọn giống như vết khắc bằng đục.

2. FONT SANS SERIF/CHỮ KHÔNG CHÂN

A. GROTESQUE SANS SERIFS

Đây là thể loại font San serif (chữ không chân) đầu tiên được thương mại hóa. Điểm phân biệt với các họ type-face khác chính là bowl tách biệt của ký tự g và strees thẳng đứng canh đều.

  • Contrast: yếu
  • cong hóa” một số góc vuông.
  • Một số có “bowl và loop” ở lowercase “g” character.
  • Một số có leg cong ở ký tự R, và ký tự g luôn luôn có spur.

B. SQUARE SANS SERIFS

Kiểu chữ này thiết kế theo các tỷ lệ khá là kì cục. Rất dễ dàng nhận biết được font chữ này:

  • Contrast: không có (hoặc rất rất nhỏ)
  • Các góc cong được “vuông hóa” (ví dụ ở các ký tự o, e, … )
  • Axis: thẳng đứng

C. GEOMETRIC SANS SERIFS

Kiểu Geometric này gần giống với Grotesque trước đó. Có một điểm rất dễ nhận ra là các đường cong được “tròn hóa”. Thay vì kiểu “vuông hóa” như kiểu Squared thì type-face thuộc kiểu Geometic này có xu hướng dựa trên các hình dạng hình học.

  • Contrast: không có (hoặc rất rất nhỏ)
  • Các góc cong được “tròn hóa” (ví dụ ở các ký tự o, e, n, m, q … )
  • Axis: thẳng đứng

 D. HUMANISTIC SANS SERIF

Kiểu humanistic này dựa trên các chữ khắc Roman (la mã). Đây là loại type-face rõ ràng và dễ đọc nhất trong họ san-serif. Vì vậy thường được sử dụng trong các văn bản dài và mang tính học thuật. Dòng type-face này có sự liên kết chặt chẽ trong thiết kế chữ cái và tỉ lệ của Serif types, nó có hơi hướng bị ảnh hưởng mạnh của callipraphic

  • Contrast: trung bình (hoặc yếu)

3. FONT SCRIPT

A. FORMAL SCRIPT

Kiểu chuẩn script này xuất hiện khoảng thế kỷ 17. Đặc trưng của kiểu chữ này là các đường uốn lượn mềm mại tạo cảm giác nghệ thuật-lãng mạng cho đại chúng. Một vài kí tự có nét được nối vào các ký tự khác trong cùng một từ. Hiện nay các studio cưới đang rất chuộng kiểu họ type-face này.

  • Contrast: mạnh
  • Chứa nhiều nét uốn lượn

Các ký tự nối vào nhau

B. CALLIGRAPHIC SCRIPT

 Kiểu type-face dựa trên loại hình caligraphy (thư pháp châu âu). Họ type-face này giống như viết tay bằng nét cọ và có hướng xiên/nghiêng.

C. BLACKLETTER & LOMBARDIC SCRIPT

 Những kiểu chữ được theo mô hình chữ bản thảo chép tay thường thấy trong các văn bản cổ. Ra đời trước công nghệ movable type, họ type-face này thường mang hơi hướng huyền bí, cổ xưa.

D. CASUAL SCRIPT

 Kiểu chữ này thường được thiết kế mà chẳng dựa trên quy tắc nào cả, nó giống như được viết tay với một cây cọ và có vệt mực ở cuối các nét. Cũng giống như Caligraphi tuy nhiên kiểu này có khuynh hướng tròn và rộng hơn. Thường thì các ký tự trong 1 chữ sẽ nối với chứ tiếp theo.

  

4. FONT DECORATION/CHỮ TRANG TRÍ

Đây là thể loại rộng và đa dạng nhất. Rất hiếm khi sử dụng cho các trường văn bản dài, kiểu trang trí (decoration). Nó phổ biến trong biển hiệu, tiêu đề và hoặc các loại tương tự để thể hiện ý tưởng của thiết kế.

Vì là font trang trí nên nó gồm rất nhiều lĩnh vực như graffity, hình xăm, giáng sinh, năm mới, tiệc tùng, thiên nhiên, con người …và rất nhiều thể loại khác nữa.

Nổi bật của họ type-face này phải kể đến:

  • Grunge
  • Psychedelic
  • Graffiti

 KẾT

Khi bạn đọc đến đây có lẽ cũng là lúc bạn phát hiện ra điều bí mật giúp dễ dàng tìm kiếm font chữ. Chỉ cần nắm được vài đặc điểm cơ bản type-face, bạn có thể dễ dàng xác định nó là dòng font gì. Từ đó tìm kiếm theo danh mục tại các web site cung cấp font chữ miễn phí như dafont, 1001fonts …và google. Việc sử dụng các công cụ dò tìm font chữ tự động sẽ không giúp ích gì được cho kiến thức của bạn, nên nắm được các đặc điểm chính của font chữ mới chính là chìa khóa vàng để tìm font.

Bookmark lại bài viết này để xem qua mỗi khi cần tìm font chữ nhé.

À nếu … bạn còn thấy có gì đó không đúng như: font hay là type-face? Font có phải là type-face không? Chúng có gì khác nhau? Hãy giành vài phút để xem các bài trước đã post ở Font Store theo các link bên dưới nhé!

[XEM THÊM]

PHẦN 1: CỘI NGUỒN CON CHỮ

PHẦN 2: CƠ THỂ CON CHỮ – TYPE ANATOMY

PHẦN 3: TYPE, FACE, FONT… VÀ GÌ NỮA?