Nên và không nên khi kết hợp font chữ

Một bộ song tấu hay tam tấu bao gồm các nhạc cụ khác nhau có thể đạt được một chất lượng tuyệt vời về mặt âm hưởng mà ta không thể tái tạo được nếu tất cả các nhạc cụ trong nhóm song tấu hay tam tấu đó cùng một chủng loại.

Tương tự như vậy, khi các font chữ thuộc những họ khác nhau được phối hợp trong cùng một logo, một layout hay một ấn bản phẩm. Sẽ xảy ra sự tương tác có thể tạo ra chiều sâu và sự phong phú cho bố cục.

Công việc kết hợp các kiểu chữ không có chỗ cho sự chết lặng của con tim: hãy tránh xa những quyết định rụt rè! Những cặp phối hợp đầy hiệu quả thường là những trường hợp mà ở đó tồn tại những khác biệt rõ rệt giữa các font chữ. Những sự kết hợp hờ hững, nhạt nhẽo có khuynh hướng trông có vẻ như một lỗi thiết kế hay những nỗ lực nửa vời trong thiết kế vậy.

Nhìn chung, tốt nhất là ta nên giới hạn số lượng font chữ trong một tác phẩm ở mức 2 hay chỉ 1 font mà thôi (hoặc có thể là 3, nếu như cần thiết phải sử dụng một font chữ đặc thù nào đó để nhấn mạnh). Tuy nhiên bằng kỹ năng và kinh nghiệm của mình, một designer cũng có thể kết hợp một cách thành công nhiều font chữ trong một thiết kế để đạt được dáng vẻ tổng hòa nào đó. Bạn hãy tham khảo các thiết kế của những năm 1800 và đầu những năm 1900, đó chính là những ví dụ điển hình về bố cục mà trong đó có rất nhiều font chữ khác nhau.
(Theo design.dtech.vn)

 NÊN:

Trong trường hợp này, một font chữ không chân (sans serif) to đậm được tác giả kết hợp với một font chữ có chân (serif) thanh mảnh. Hai font chữ này khác nhau rõ rệt, kể cả kích cỡ của chúng cũng khác nhau – một cấp độ tương phản mạnh mẽ đem lại sự phong phú cho sự kết hợp đơn giản này.

 NÊN:

Ở ví dụ này, sức mạnh thị giác đã được tăng cường mạnh mẽ hơn hẳn bằng cách kết hợp những font chữ có sự khác biệt lớn hơn rất nhiều. Từ những phương án trình bày giống như thế này ta có thể thu được kết quả là sự kết hợp logotype ngụ ý bộc phát một cảm giác đầy sức sống.

 KHÔNG NÊN:

Còn trong trường hợp này, font chữ sans serif thanh mảnh kết hợp với font chữ serif cũng thanh mảnh không kém. Mối liên hệ có vẻ yếu và rụt rè. Để thành công thì một trong hai font chữ cần phải được thay đổi sao cho có sự khác biệt trông thấy so với font chữ còn lại.

 NÊN:

Những khác biệt rõ rệt giữa hai font chữ này đem lại cho cặp phối hợp một sự lập dị kỳ thú. Tất cả đều thành công miễn là thông điệp thị giác mà nó tạo ra phù hợp với chủ đề mà bạn đang hướng tới.

 Cuối cùng, hãy nhớ: Sự trình bày những font chữ khác nhau trong một logo hay một layout cũng có thể bị biến đổi.