Hiểu về font chữ của bạn: Gill Sans

MỘT VÀI ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ GILL SANS

 
* CHỊU ẢNH HƯỞNG “UNDERGROUND – DƯỚI LÒNG ĐẤT”

 
Lịch sử của Gill Sans – “Helvetica của nước Anh” – bắt nguồn từ kiểu chữ biểu tượng (iconic typeface) của Edward Johnston. Johnston Sans, được thiết kế cho hệ thống ngầm London năm 1913.

Eric Gill, người đã theo học Johnston tại trường Nghệ thuật thủ công London, sau này họ cũng là bạn và hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra những kiểu chữ độc quyền.

* TẠO RA MỘT MẶT CHỮ “IN THỬ NGỚ NGẨN” (NGUYÊN VĂN: FOOL-PROOF TYPEFACE)

 
Không thoả mãn với các sản phẩm của Johnston, Gill bắt đầu tạo ra một mặt chữ hoàn hảo và dễ nhận biết hơn.

Tập trung tuyệt đối vào những mặt chữ sẵn có của Johnston, Gill bắt đầu thử nghiệm các “cải tiến” của mình năm 1926 khi ông cố gắng vẽ tay các chữ lên biển hiệu của một tiệm sách tại quê nhà ở Bristol.

Gill cũng phác thảo ra các hướng dẫn cho người chủ tiệm sách, Douglass Cleverdon, người sau này đã xuất bản A Book of Alphabets cho Douglas Cleverdon.

Bảng chữ cái lúc này chỉ gồm những chữ hoa (UPPERCASE), lọt vào mắt xanh của Stanley Morison về tính thương mại. Là một cố vấn của Monotype, Morison tài trợ cho Gill tiếp tục hoàn thiện trọn bộ thiết kế không chân. Năm 1928, Monotype tung ra bộ chữ thương mại với cái tên Gill Sans.

Lúc này cuộc sống cá nhân của Eric Gill bị xoi mói và gây nhiều tranh cãi (Ông sinh năm 1882 với cái tên Arthur Eric Rowton Gill, mất năm 1940) là một nghệ sĩ, nhà điêu khắc, thiết kế chữ người Anh, người đồng thời thiết kế phông Perpetua và Joana (đặt tên theo đứa con gái đầu tiên của tác giả) và những phông khác.

 

* HELVETICA CỦA NƯỚC ANH


Gill Sans được dùng phổ biến năm 1929 và trở thành một mặt chữ tiêu chuẩn cho hệ thống tàu điện ngầm ở London và Đông Bắc (LNER), nó xuất hiện trên mọi thứ từ số hiệu trên đầu máy tới những bản thông báo giờ tàu chạy.

Rất nhiều công ty có thương hiệu tại Anh sử dụng Gill Sans trong những năm 90s, trong đó có BBC, British Railways, và Monotype ghi nhận đây là phông chữ bán chạy thứ năm trong thế kỷ 20.

* NHỮNG KIỂU KHÁC NHAU


Phiên bản đầu tiên là chữ kim loại, có hơn 36 phiên bản xuất hiện giữa năm 1929 tới 1932 – rất nhiều trong số đó được tạo ra tại văn phòng của Monotpe (có sự tham gia của Gill).

Mặt chữ được biết nhiều bởi sự không đồng nhất giữa các kiểu (weight), và chúng không được sản xuất từ một bản duy nhất (ngược lại với Helvetica)

Những chữ của Gill dựa trên tỉ lệ của Roman cổ điển, giúp cho những chữ không chân giảm đi cảm giác máy móc hơn những kiểu chữ hình học tương tự. Mặt chữ ban đầu được khuyên dùng cho quảng cáo và trong tiêu đề, nhưng các nhà xuất bản muốn sử dụng một chữ không chân để đọc, Gill Sans lại cho thấy nó phù hợp hơn với chữ ở nội dung.

 

* TRÁI: khuôn chữ Johnston Sans tại bảo tàng London Transport, 1913.
* PHẢI: Biển báo tròn tại London sử dụng Johnston Sans (Thường được nhầm lẫn với Gillsans), được thiết kế năm 1919.

“…mỗi kiểu lại có một tính cách riêng của của chính nó. Phông chữ mỏng (light) có kerning chặt và chữ ‘f’ và đuôi chữ ‘t’ mở rộng đem tới vẻ độc đáo.

Phông regular lại nhỏ gọn và có vẻ cơ bắp hơn, với đáy phẳng ở chữ ‘d’, đầu phẳng ở chữ ‘p’ và ‘q’, trong khi chữ ‘t’ xuất hiện hình tam giác ở trên đầu.

Những phông dày (bold) có xu hướng làm nhẹ nhàng hơn, nó mở rộng hơn. Còn đậm (extra bold) và cực đậm (ultra bold) lại vô cùng táo bạo.”

– Monotype Imaging Incs, Hidden Gems: Gill Sans

* TRÁI: Gill Sans xuất hiện trên trên mọi thứ: từ số hiệu trên đầu máy tới những bản thông báo giờ tàu chạy.

* PHẢI: Nhà thiết kế Edward Young góp phần giúp Gill Sans phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới khi sử dụng mặt chữ này trên cuốn Penguin Book năm 1935.

 * GILL SANS NGÀY NAY


Ngày này, hàng chục Gill Sans đã được thiết kế phiên bản kỹ thuật số, với sự đóng góp to lớn của Mac Os X và Microsoft Office. Nó có thể được sử dụng ở khắp mọi nơi, logo, poster phim – ngành công nghiệp cảm thấy Ultra Bold rất phù hợp.

Trong khi đó, kiểu chữ huyền thoại Johnston Sans bắt đầu được thương mại năm 1997 với cái tên P22’s London Underground, bản quyền thuộc về London Transport Museum. Những biến thể có cái tên ITC Johnston cũng được tung ra năm 1999.
(Trích: idesign.vn/idsgn.org)